Hồi tháng 7.2023,ướpngânhàngHệlụytừnợnầnvàlàmliềgóc bẹt TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt bị cáo Lê Huy Dũng (35 tuổi, ngụ H.Long Thành) 20 năm tù về 2 tội "cướp tài sản" và "tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng".
Theo hồ sơ, do thua lỗ trong kinh doanh đồ gỗ, Dũng vay tiền của nhiều người nhưng không có khả năng trả nợ. Để có tiền trả nợ, Dũng nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng.
Lê Huy Dũng lên mạng xã hội mua khẩu súng bắn đạn cao su và 6 viên đạn với giá 20 triệu đồng. Ngày 8.9.2022, Dũng đến phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai), uy hiếp nhân viên ngân hàng, cướp gần 1 tỉ đồng.
Vụ cướp ngân hàng mới đây nhất là ngày 23.11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Tuấn Anh (28 tuổi, Phó giám đốc một doanh nghiệp chế biến gỗ ở Hà Tĩnh) để điều tra hành vi cướp tài sản. Do đầu tư tài chính qua mạng bị thua lỗ, Tuấn Anh mang dao đột nhập vào ngân hàng để cướp nhưng bất thành.
Vụ cướp ngân hàng tại Đà Nẵng: Lập 'sào huyệt' trên đèo Hải Vân, lên kế hoạch như phim
Trao đổi với PV Thanh Niênvề lý do dẫn đến hành vi cướp ngân hàng, tiến sĩ Đoàn Văn Báu (chuyên gia tâm lý tội phạm) phân tích, khi đang rơi vào cảnh túng quẫn không lối thoát, trong suy nghĩ của những người này thường là suy nghĩ tiêu cực, có xu hướng tìm đến những nguồn tiền bất hợp pháp và tìm cách nhanh nhất để kiếm được nhiều tiền.
“Khi đã nảy sinh ý định cướp tài sản, trong đầu các đối tượng thường hiện lên hình ảnh các vụ cướp ngân hàng, cướp tiệm vàng và thường tìm gặp những người có ý đồ tương đồng để lập kế hoạch hành động. Tiền chính là động cơ thúc đẩy các đối tượng hành động phạm tội”, tiến sĩ Đoàn Văn Báu nói.
Một vụ cướp gây hoang mang dư luận là vụ xông vào Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) ở Q.8 để cướp tài sản vào ngày 3.3. Công an TP.HCM cho biết 3 nghi phạm Trương Minh Thiện (ngụ Q.8) và Trương Vĩnh Xương, Hà Vỹ Toàn (cùng ngụ Q.5) khai do cần tiền trả nợ nên nảy sinh ý định cướp tiền của ngân hàng.
Đáng chú ý, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều hội nhóm như: “Hội những người vỡ nợ thích làm liều”, “Hội những người muốn tự tử", “Cộng đồng những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu”. Hệ lụy là nhiều vụ cướp mà các nghi phạm rủ nhau đi cướp khi cùng tham gia các hội nhóm quái gỡ này.
Tiến sĩ Đoàn Văn Báu chia sẻ, thường những người tham gia vào các hội nhóm này sẽ chia sẻ những câu chuyện giúp bản thân vượt qua khó khăn, cũng có những người chia sẻ những việc làm tiêu cực để có thể vượt qua tình cảnh khó khăn.
“Khi có ý định thực hiện hành vi cướp tài sản, các đối tượng thường có xu hướng tìm kiếm những người có chung mục đích, chung ý đồ. Khi động cơ đủ mạnh, họ sẽ liên kết với nhau để thực hiện hành vi phạm tội”, chuyên gia Đoàn Văn Báu nói.
Theo chuyên gia Đoàn Văn Báu, các hội nhóm quái gở gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lý những người đang trong tình cảnh túng quẫn. Thông tin về các vụ cướp được cũng chính là yếu tố thúc đẩy các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, và cứ tự nghĩ rằng sẽ có khả năng thực hiện trót lọt hành vi phạm tội.
Tiến sĩ Đoàn Văn Báu giải thích, có thông tin về vụ cướp dù thành công hay thất bại thì cũng là bài học cho những người có ý định cướp ngân hàng. Từ những thông tin được cung cấp trên báo chí, những người có ý định cướp ngân hàng sẽ tìm ra những cách tinh vi nhất để qua mắt cơ quan điều tra, tránh các lực lượng truy bắt.
Xem nhanh 20h: Toàn cảnh thời sự